Các loại hạt tiêu - tìm hiểu cây hồ tiêu

Cây hồ tiêu là một trong những cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn và mang lại lợi ích cho người trồng. Ở Việt Nam, Hồ Tiêu được trồng phổ biến ở Tây Nguyên (Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông), Đông Nam Bộ (Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu), Miền Trung (Phú Yên, Quảng Trị), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Phú Quốc – Kiên Giang). 

Hãy cùng Diệu Phú Pepper tìm hiểu về các loại hạt tiêu và cây hồ tiêu qua bài viết dưới đây:

Các loại hạt tiêu:

1. Tiêu đen:

Tiêu đen đặc tính cay nhưng không nhiều, mùi thơm cũng khá nhẹ thường được dùng để gia tăng vị cay ấm cho món ăn. Ở nhiều trường hợp, tiêu đen được sử dụng như là một vị thuốc, một biện pháp để điều trị các vấn đề về sức khỏe như ho, đau họng và cảm lạnh.

2. Tiêu Sọ trắng

Tiêu sọ còn có tên gọi là hồ tiêu trắng hay hồ tiêu sọ. Muốn có được tiêu sọ, người ta hái quả lúc chúng đã thật chín, vỏ chuyển sang màu đỏ sẫm, sau đó loại bỏ vỏ. Loại tiêu sọ này có màu trắng ngà hoặc trắng xám, ít nhăn nheo và ít thơm hơn vì đã bị loại bỏ phần vỏ, phần tinh dầu cay tuy nhiên chúng lại có vị cay hơn vì đã quá chín. Tiêu sọ thường được dùng tạo mùi thơm cho các thực đơn sang trọng mà không làm mất đi tính thẩm mỹ, màu sắc của món ăn..

3. Tiêu Chín Đỏ

Tiêu Đỏ thực chất là tiêu chín đỏ đã được sấy khô, lúc tiêu còn tươi mới thu hoạch về sẽ có màu đỏ đẹp mắt, sau khi được sấy khô lớp vỏ ấy sẽ khô và chuyển màu đen ánh đỏ. Vì được thu hoạch lúc hạt đã chín với lượng tinh dầu của tiêu đỏ rất cao, nên tiêu đỏ thơm hơn tiêu đen, có vị cay dịu.

4. Tiêu xanh

Tiêu xanh là loại tiêu chưa chín hẳn và được người ta hái cả chùm khi còn màu xanh trên cây. Thông thường, chúng ta sẽ chọn những chùm mà hạt chưa tạo sọ tiêu và còn mềm, còn non để hái. Tiêu xanh sẽ mang vị cay nhẹ và thơm ở mức độ vừa phải. Người ăn có thể ăn và nhai cả hạt tiêu rất dễ dàng. Tiêu xanh thường được dùng trong các món hầm để lấy hương và tính chất nóng ấm của hạt tiêu cũng như khử đi mùi hôi của nguyên liệu ví dụ như những món bò hầm, bao tử hầm,...

Thông tin về cây hồ tiêu:

  • Tên tiếng anh: Pepper/Piper nigrum
  • Họ hồ tiêu: Piperaceae
  • Sản phẩm của cây hồ tiêu: Trồng chủ yếu để lấy quả và hạt, thường dùng làm gia vị dưới dạng khô hoặc tươi. Hoa hồ tiêu là quốc hoa của đất nước Liberia.

1. Đặc điểm cây hồ tiêu

Hồ tiêu là một loại dây leo, thân dài, nhẵn không mang lông, bám vào các cây khác bằng rễ. Thân mọc cuốn, mang lá mọc cách. Lá như lá trầu không, nhưng dài và thon hơn. Có hai loại nhánh: một loại nhánh mang quả, và một loại nhánh dinh dưỡng, cả hai loại nhánh đều xuất phát từ kẽ lá. Đối chiếu với lá là một cụm hoa hình đuôi sóc. Khi chín, rụng cả chùm. Quả hình cầu nhỏ, chừng 20-30 quả trên một chùm, lúc đầu màu xanh lục, sau có màu vàng, khi chín có màu đỏ. Từ quả này có thể thu hoạch được hồ tiêu trắng, hồ tiêu đỏ, hồ tiêu xanh và hồ tiêu đen. Đốt cây rất giòn, khi vận chuyển nếu không cẩn thận thì cây có thể chết. Quả có một hạt duy nhất.

2. Hệ thống rễ

  • Rễ cái: ăn sâu, có từ 2 – 3 cái, làm nhiệm vụ chính là hút nước, đối với cây tiêu trồng bằng hình thức giâm cành, sau khi trồng ra ngoài vườn được 1 năm, bộ rễ có thể ăn sâu 2 m.
  • Rễ phụ: mọc thành chùm, tập trung chủ yếu ở tầng đất từ 15 – 40 cm, có nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng.
    Rễ cây hồ tiêu có đặc tính háo khí, không chịu được ngập úng, chỉ cần ngập úng trong một thời gian ngắn từ 12 – 24 giờ cũng đã gây tổn thương bộ rễ cây tiêu và có thể dẫn tới việc hư thối dây tiêu.
  • Rễ bám (rễ thằn lằn): làm nhiệm vụ chính là giúp cây bám vào trụ để vươn cao. Khả năng hút nước và dinh dưỡng của rễ bám rất hạn chế.

3. Thân, lá, cành

Hồ tiêu thuộc loại cây thân thảo, mềm dẻo, được phân làm nhiều đốt, mỗi đốt mang một lá đơn.

3.1 Dây thân:

  • Dây thân sinh trưởng khỏe, lóng ngắn, các đốt có nhiều rễ bám thường được dùng để làm hom nhân giống.
  • Cây tiêu được nhân giống bằng loại hom này sinh trưởng khỏe, mau ra hoa quả, khoảng 2 – 3 năm sau khi trồng.Một loại dây thân khác yếu hơn, không có rễ bám vào trụ mọc rũ từ đỉnh trụ xuống hoặc từ tán cây tiêu, dây này cũng có thể dùng để giâm cành nhân giống.

3.2 Dây lươn:

  • Mọc từ các mầm nách của các đốt gần sát gốc của cây tiêu.
  • Cành lươn thường có lóng dài và bò sát đất. Cành lươn cũng được dùng để nhân giống bằng hình thức giâm cành hoặc chiết.
  • Cây tiêu được trồng từ dây thân mọc rũ từ đỉnh trụ xuống hoặc từ tán, không có rễ bám vào trụ hoặc từ dây lươn ở phía dưới gốc ra hoa quả chậm, khoảng 4 năm sau khi trồng, nhưng sinh trưởng khỏe và có thời gian khai thác dài hơn.

3.3 Cành quả (cành ác):

  • Phát sinh từ các mầm nách trên dây thân chính của cây tiêu. Mỗi nách chỉ có một mầm ngủ, có khả năng phát triển thành cành quả. Từ cành quả cấp một mọc từ thân chính có thể phát sinh ra cành quả cấp hai, cấp ba, cấp bốn…

Nếu dùng cành quả để giâm cành nhân giống thì:

  • Cây tiêu ra hoa quả rất sớm (một năm sau khi trồng).
  • Cây phát triển rất chậm.
  • Cây không leo cao trên trụ mà mọc thành bụi vì ở các đốt lóng, thường không có hoặc có rất ít rễ bám.
  • Năng suất thấp.
  • Cây mau cỗi (6-8 năm) Trong thực tế sản xuất bà con nông dân thường không dùng cành quả để nhân giống.

4. Hoa và quả

Tùy theo điều kiện sinh thái của từng vùng mà thời gian ra hoa của hồ tiêu có khác nhau:

  • Ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cây tiêu thường ra hoa vào tháng 5-6.
  • Các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung cây tiêu ra hoa vào tháng 8-9.

Mỗi gié tiêu có thể cho từ 50 – 60 quả, quả hồ tiêu thuộc loại quả hạch, mỗi quả chứa một hạt.

Điều kiện sinh thái, sinh trưởng và phát triển của cây Hồ tiêu

1. Khí hậu

1.1 Nhiệt độ

  • Cây tiêu có thể sinh trưởng phát triển trong phạm vi nhiệt độ từ 10 - 35oC, nhưng thích hợp nhất cho cây hồ tiêu từ 25 - 27oC.
  • Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt tới quá trình sinh trưởng của cây tiêu.
  • Khi nhiệt độ không khí > 40oC và <10oC gây ảnh hưởng xấu tới đời sống cây tiêu.
  • Nhiệt độ 6 - 10oC trong một thời gian ngắn cũng làm cho lá non bị nám, héo và lá trên cây bị rụng.

1.2 Ánh sáng

  • Cây tiêu thích hợp với điều kiện ánh sáng tán xạ nhẹ.
  • Giai đoạn cây hồ tiêu còn nhỏ cần phải được che mát.
  • Khi cây tiêu đã lớn, phát triển xum xuê thì chúng tự che cho nhau.

1.3 Lượng mưa và ẩm độ

  • Cây hồ tiêu yêu cầu lượng mưa trong năm từ 1500 - 2500mm và phân bố mưa tương đối điều hòa.
  • Hồ tiêu yêu cầu một giai đoạn khô hạn tương đối ngắn vào sau vụ thu hoạch để phân hóa mầm hoa và ra hoa tập trung vào đầu mùa mưa năm sau.
  • Cây hồ tiêu yêu cầu về độ ẩm không khí cao, từ 70 - 90%, nhất là thời kỳ ra hoa.

1.4 Gió

  • Cây tiêu thích hợp với điều kiện gió nhẹ.
  • Các loại gió nóng, gió lạnh, gió bão, gió lốc đều ảnh hưởng bất lợi cho cây tiêu.
  • Khi trồng tiêu ở những vùng thường có gió lớn thì việc trồng hệ thống đai rừng chắn gió là hết sức cần thiết.

2. Đất đai

Ở Việt Nam cây tiêu đã được trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như:

  • Đất đỏ bazan (vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ)
  • Đất sét pha cát (Hà Tiên, Phú Quốc)
  • Đất phù sa (vùng đồng bằng sông Cửu Long)
  • Đất xám (miền Đông Nam Bộ)…

Yêu cầu về đất trồng tiêu cần thỏa mãn các yêu cầu sau:

  • Đất có tầng dày trên 7oCm.
  • Mạch nước ngầm sâu trên 2m
  • Đất dễ thoát nước, không bị úng ngập, dù chỉ úng ngập tạm thời trong một khoảng thời gian ngắn là 24 giờ.
  • Đất tơi xốp, giàu mùn, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình
  • Độ pH từ 5 - 6.

Các loại đất không nên trồng tiêu:

  • Đất cát khô, đất sét nặng
  • Đất nhiễm mặn
  • Đất dễ bị ngập úng

Tiêu là món gia vị không thể thiếu trong mỗi món ăn từ gia đình, hàng quán, nhà hàng,… Vì vậy, việc chọn hạt tiêu ngon, không phẩm màu, hóa chất, đảm bảo an toàn sức khoẻ là rất quan trọng. Diệu Phú Pepper là đơn vị sản xuất, trực tiếp phân phối sỉ và lẻ đa dạng các loại gia vị tẩm ướp, gia vị hữu cơ, gia vị nêm sẵn,...với đầy đủ kích thước và hình dạng, đảm bảo không hóa chất, không phẩm màu, không tạp chất, an tọa sức khỏe người tiêu dùng, bao gồm:

- Tiêu: tiêu đen xay, tiêu đen hạt, tiêu trắng hạt, tiêu trắng xay 

- Muối: Muối ớt bột, muối tây ninh

- Ớt: ớt chỉ thiên xay,  

- Gia vị nêm nếm phổ biến: Bột nghệ, bột hành, bột tỏi, bột sả, bột gừng, bột ngũ vị hương, bột quế ống,...

- Gia vị đặc biệt: bột quế, hoa hồi, thảo quả, hạt mắc khén, hạt điều màu, bột thì là (siron)

- Gia vị nêm sẵn: bột cari, gia vị bò kho, gia vị nấu phở, gia vị nấu lẩu thái

Đồng thời Diệu Phú là doanh nghiệp xuất khẩu số lượng lớn các sản phẩm Tiêu đen hạt, tiêu trắng hạt chất lượng cao tại Việt Nam. Hãy liên hệ hotline: 0903686866 để được tư vấn báo giá tốt nhất. 

face
Zalo